PHÂN BIỆT KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN - KIM CƯƠNG NHÂN TẠO
Trước khi con người tổng hợp được kim cương thì con người đã sử dụng nhiều loại đá khác nhau để làm giả kim cương trên thị trường trang sức.
Phân biệt kim cương thật kim cương nhân tạo tại GIA
Các loại đá này thường không có liên quan gì đến kim cương về các tính chất vật lý và hóa học, chúng chỉ có một số đặc tính giống hoặc gần giống với kim cương mà thôi. Các đặc điểm đó có thể là màu sắc, độ cứng, chiết suất, tính dẫn nhiệt,...Tuy nhiên, theo định nghĩa trong ngọc học thì các đá này được gọi là đá giả kim cương, hoặc đá thay thế kim cương (diamond simulant) và không bao giờ được gọi là kim cương nhân tạo.
Kiểm định kim cương
Viên đá kim cương nhân tạo CZ nhìn rất giống kim cương
Một đặc điểm nổi bật của mossanite là chúng có độ dẫn nhiệt cao hơn kim cương, do vậy khi dùng thiết bị kiểm tra là bút thử kim cương thông thường thì chúng cũng có tín hiệu giống kim cương (chính điều này đã làm cho nhiều người nhầm là kim cương, và một số người kinh doanh bất chính lợi dụng để lừa dối khách hàng).
Hiện nay, trên thị trường TP.HCM có một số doanh nghiệp nhập khẩu loại đá này và ghi là “kim cương mossanite”, đây là thuật ngữ không có trong ngành ngọc học, và dễ làm cho khách hàng hiểu lầm chúng cũng là một loại kim cương.
Viên kim cương nhân tạo ép vĩ nhìn rất giống kim cương thiên nhiên
Kim cương tự nhiên có mấy màu?
Màu sắc là một trong 4 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kim cương có thước đo chính xác từng cấp độ chia nhỏ và được thống nhất trên toàn thế giới.
Hỏi: Tôi được biết kim cương tự nhiên chỉ có màu trắng tinh khiết, vậy kim cương có những màu sác khác là kim cương nhân tạo có phải không? - Nguyễn Lan Anh (Hà Nội).
GS.TSKH Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Trang sức đá quý Việt Nam: Màu sắc là một trong 4 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kim cương có thước đo chính xác từng cấp độ chia nhỏ và được thống nhất trên toàn thế giới. Màu sắc kim cương được chia thành hai nhóm là màu tương đối trắng và màu fancy (màu lạ) gồm các màu xanh, đỏ, vàng, nâu...
Viên kim cương thiên nhiên
Trong đó, nhóm màu tương đối trắng cũng có tới 15 cấp độ trắng khác nhau, cao nhất là màu D với sắc trắng tuyền, lý tưởng nhất, và thấp dần là các màu được xác định độ trắng theo bảng chữ cái từ E, G, H... Từ cấp độ G, H... độ trắng giảm dần, chuyển sang phớt vàng và đậm dần ở những cấp độ cuối. Kim cương fancy màu xanh, đỏ, vàng đặc biệt đắt trong khi kim cương nâu lại rẻ hơn nhiều.
CÁCH XEM NƯỚC KIM CƯƠNG
Kim cương được chia làm hai loại: kim cương không màu và kim cương có màu. Kim cương không màu có thể nhuốm màu vàng, lục, nâu nhưng nhạt tới mức có thể coi như không màu, nhóm này chiếm đại đa số kim cương. Kim cương có màu bao gồm kim cương màu vàng, màu nâu, màu xám có tông màu tối hơn và (hoặc) độ bão hoà màu cao hơn so với màu “Z” và tất cả kim cương có màu tự nhiên khác.
Color trong tiêu chuẩn 4Cs là tiêu chí đánh giá mức độ trắng của một viên kim cương (ở Việt Nam còn được gọi là nước kim cương). Thế giới có nhiều cách phân cấp màu sắc của kim cương không màu, nhưng phổ biến hơn cả là bảng phân cấp theo chữ cái của GIA, bắt đầu bằng chứ D và kết thúc bằng chữ Z.
Việc xác định chính xác màu của kim cương rất quan trọng, vì giá trị của viên kim cương đã chế tác phụ thuộc nhiều vào màu của nó. Kim cương càng không có màu (tiến về phía D) thì càng được đánh giá cao, trong khi đó, kim cương có màu ở cuối bảng (tiến về phía Z) giá bán sẽ giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, màu sắc của kim cương phụ thuộc vào kích thước. Kim cương nhỏ thì khoảng sai lệch về màu sắc sẽ lớn. Chính vì vậy, nếu bạn mua kim cương với kích thước nhỏ, bạn có thể chọn những viên kim cương có nước trong khoảng G trở đi thay vì những viên kim cương trong khoảng D - F với giá rất đắt.
Kim cương được chia làm hai loại: kim cương không màu và kim cương có màu. Kim cương không màu có thể nhuốm màu vàng, lục, nâu nhưng nhạt tới mức có thể coi như không màu, nhóm này chiếm đại đa số kim cương. Kim cương có màu bao gồm kim cương màu vàng, màu nâu, màu xám có tông màu tối hơn và (hoặc) độ bão hoà màu cao hơn so với màu “Z” và tất cả kim cương có màu tự nhiên khác.
Color trong tiêu chuẩn 4Cs là tiêu chí đánh giá mức độ trắng của một viên kim cương (ở Việt Nam còn được gọi là nước kim cương). Thế giới có nhiều cách phân cấp màu sắc của kim cương không màu, nhưng phổ biến hơn cả là bảng phân cấp theo chữ cái của GIA, bắt đầu bằng chứ D và kết thúc bằng chữ Z.
Việc xác định chính xác màu của kim cương rất quan trọng, vì giá trị của viên kim cương đã chế tác phụ thuộc nhiều vào màu của nó. Kim cương càng không có màu (tiến về phía D) thì càng được đánh giá cao, trong khi đó, kim cương có màu ở cuối bảng (tiến về phía Z) giá bán sẽ giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, màu sắc của kim cương phụ thuộc vào kích thước. Kim cương nhỏ thì khoảng sai lệch về màu sắc sẽ lớn. Chính vì vậy, nếu bạn mua kim cương với kích thước nhỏ, bạn có thể chọn những viên kim cương có nước trong khoảng G trở đi thay vì những viên kim cương trong khoảng D - F với giá rất đắt.
Viên kim cương Nước G được EGL kiểm định có màu tối hơn GIA độ sai lệch kiểm định màu màu giữa EGL và GIA rất rõ rệt.
Cách nhận biết kim cương thật và kim cương giả !!
Làm sao để phân biệt được kim cương thật và kim cương giả là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Kim cương là loại trang sức đá quý có giá trị lớn, sang trọng và quý phái được nhiều người ưa chuộng, để đáp ứng yêu cầu nhiều nơi đã sản xuất kim cương nhân tạo với công nghệ hiện đại, kỹ thuật tinh vi. Nếu bạn không có kỹ năng và kinh nghiệm sẽ khó có thể phân biệt được đâu là kim cương thật và kim cương giả. Dưới đây là một số cách phân biệt và nhận biết cơ bản.
Cách nhận biết khi làm phép thử
Cách 1: Cho viên kim cương vào một cốc nước nếu kim cương vẫn chiếu sáng là kim cương thật, nếu độ sáng của kim cương mờ đi là kim cương giả.
Cách 2: Thử bằng acid, kim cương thật sẽ sáng, kim cương giả sẽ mờ đi.
Cách 3: Thử bằng vạch màu, kẻ 3 vạch màu khác nhau để viên kim cương lên quan sát 3 vạch màu, kim cương thật sẽ nhìn các vạch màu mờ đi, kim cương giả sẽ nhìn rõ các vạch màu.
Cách nhận biết khi quan sát bằng mắt thường
Độ sáng: Kim cương thật sẽ có độ sáng lấp lánh hơn kim cương giả, độ sáng của nó rất trong, còn kim cương giả độ sáng trắng đục . Nhìn vào giữa khối, kim cương thật sẽ có một khối nát vụn lấp lánh ở giữa.
Tính dẫn nhiệt: Kim cương thật sẽ có tính dẫn nhiệt cao, khi ta áp viên kim cương vào má, môi thì ta sẽ thấy nó mát giá lạnh hơn. Khi hà hơi vào viên kim cương thật sẽ nhanh sáng lại, còn kim cương giả sẽ chậm hơn.
Đường cắt: Kim cương thật nhìn ở góc cắt hoặc nhìn ngang ta sẽ thấy rõ rệt, còn kim cương giả thấy mờ hơn.
Hình ảnh viên kim cương nét cắt giác cúc , nhìn như một một bông hoa đang nở sẽ có độ lấp lánh chiếu sáng tuyệt vời hơn giác cắt thường
Hình ảnh viên kim cương nét cắt thường
Thử bằng nước: Nhỏ một vài giọt nước lên viên kim cương, kim cương thật nước lan ra chậm còn kim cương giả nước lan ra rất nhanh.
Theo kinh nghiêm của các chuyên gia kim cương thật dù mài ở góc độ nào thì đều có độ sắc và sáng như gương.
Khi mua kim cương bạn nên chọn mua ở nơi có uy tín lâu năm, có niêm phong dán kiểm định chất lượng của một trung tâm kiểm định có uy tín trên thị trường.
No comments:
Post a Comment